Tin tức, hướng dẫn và chia sẻ về công nghệ

Author: Công TÔ (Page 1 of 2)

[10 phút ][Ansible] [Cơ bản] [Phần 3] Hướng dẫn sử dụng ad-hoc command trong ansible

Trong phần 1phần 2 ở bài trước, cloud365 đã hướng dẫn bạn cách cài đặt và thử nghiệm với ansible. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn dùng ansible với cơ chế của ad-hoc command để bước đầu phát huy khả năng của ansible trong việc quản lý cấu hình, quản lý ha tầng của bạn.

Continue reading

[PS Command] Những tùy chọn hữu ích khi sử dụng lệnh PS

Lệnh PS trong Linux, những tùy chọn đáng dùng

Đối với dân sysadmin nói riêng và người dùng Linux nói chung, lệnh PS có thể nói là một trong những “lệnh bất ly thân” mà anh/em nào dùng Linux cũng đều từng dăm ba lần sử dụng. Tuy nhiên, lệnh PS có rất nhiều tùy chọn, dùng sao cho hiệu quả và phát huy được tác dụng của lệnh PS nhỉ? Trong bài viết trước, cloud365 đã giới thiệu phần cơ bản về lệnh PS. Còn trong bài viết này, chúng tôi sẽ lọc ra các lệnh ps với các tùy chọn hoặc kết hợp cùng các lệnh khác để xử lý mỗi khi cần.

Continue reading

[SSH] [Mobaxterm] Hướng dẫn sử dụng MobaXterm để SSH vào server linux

Giao diện MobaXterm

Đối với các hệ điều hành của họ Linux như CentOS, Ubuntu, Fedora, Debian … thì việc điều khiển thông thường thực hiện qua thao tác dòng lệnh CLI. Để thực hiện việc này, người dùng sẽ sử dụng các phần mềm như Putty, MobaXterm, XShell để thực hiện SSH tới port mặc định 22 của máy chủ. Trong hướng dẫn này, cloud365 sẽ hướng dẫn với các bạn sử dụng MobaXtem.

Continue reading

[CentOS 8] DNF là trình quản lý gói mặc định thay cho YUM trong CentOS 8

Một trong các điểm mới của CentOS 8 là về trình quản lý gói quen thuộc YUM đã được thay thế bằng DNF. Trình quản lý DNF được team Fedora sử dụng từ bản Fedora 22 nhưng phải tới bây giờ thì team CentOS mới quyết định đưa vào sử dụng. Vậy có lý do nào mà cộng đồng chuyển từ YUM sang DNF hay không? Khi dùng DNF thì người dùng có phải nhớ thêm các cú pháp lệnh quen thuộc hay không? Tất cả sẽ được tóm tắt trong bài viết này.

Continue reading

[CentOS 8] Phiên bản các gói phần mềm phổ thông trên CentOS 8

CentOS 8 đã ra mắt vào ngày 24.09.2019 và điều mà mình chú ý hơn cả là các gói phần mềm phổ thông như: httpd, MySQL, MariaDB, Python, PHP, GIT, Java, NodeJS …& các gói phần mềm khác mặc định trong CentOS 8 là phiên bản nào. Trong bài viết này cloud365 sẽ tóm tắt các danh sách đó để các bạn có thông tin nhanh nhất.

Continue reading

[CentOS 8] Hướng dẫn cài đặt CentOS 8

CentOS 8

RHEL 8 đã được công bố vào dịp tháng 05.2019, thường lệ thì CentOS8 tương ứngcũng sẽ được lên kệ sau đó một tới hai tuần. Nhưng lần này thì không, mãi tới ngày hôm nay – 25.09.2019 thì CentOS8 mới được công bố. Lần ra mắt này thì CentOS được tung ra 2 phiên bản gồm: CentOS 8 như thường lệ và bản CentOS 8 Stream (tham khảo thêm về các lý do của CentOS8 Stream ở cuối bài).

Continue reading

[10 phút ][Ansible] [Cơ bản] [Phần 2] Dựng LAB để thực hành ansible

Trong phần 1 của chuỗi bài cơ bản về Ansible, tôi đã tổng hợp nhanh một số vấn đề hoặc lăn tăn trước khi bắt đầu vọc vạch. Phần đó kiểu tâm sự, ba hoa để anh/em vào tìm hiểu cho mượt nên hơi dài dòng chút.

Trong phần 2 này, tôi sẽ đi ngay vào việc dựng LAB để anh/em khỏi cảm thấy nhàm chán, tâm lý chung thì sau khi đọc muốn thu ngay được cái gì đó hoặc ngắm nghía xem như thế nào. Trong phần này sẽ giải quyết.

Continue reading

[10 phút ][Ansible] [Cơ bản] [Phần 1] Ansile dùng để làm gì?

Làm hạ tầng giống như làm lập trình (nôm na của câu “Infrastructure As Code”) mà trong các tài liệu về Ansible hay PR. Vậy: 
Ansible dùng để làm gì? Ansible phù hợp với ai? Ansible – có gì khó? Ansible – nên tiếp cận như thế nào?

Đó là hàng loạt các câu hỏi ban đầu khi tôi biết đến từ khóa Ansible từ vài năm trước. Cho đến tận bây giờ tôi mới bắt đầu quay lại làm chi tiết về nó với mục tiêu ứng dụng nó vào trong công việc của team hiện nay.

Continue reading

[CEPH] [LAB] [Phần2] Hướng dẫn sử dụng block storage của CEPH

Block được dùng để cấp disk cho các máy chủ.

Block stoarge sẽ dùng như thế nào nhỉ?

Trong phần 1, cloud365 đã hướng dẫn bạn triển khai cluser ceph và cấu hình object storage, block storage. Trong phần tiếp theo, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn tạo ra các image RBD (thuật ngữ của CEPH để cấp block storage – hãy hình dung nó chính là ổ cứng được cấp cho các client sử dụng) và cấu hình để máy client có thể sử dụng được. Còn chờ gì nữa! Hãy bắt đầu nào.

Continue reading
« Older posts